Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi chuyên sư Phạm cùng thấy cô HMT
10/07/2024
Chia sẻ
Dưới đây là 1 vài kinh nghiệm từ những học sinh đã đỗ chuyên với điểm số rất cao chia sẻ lại. Gửi các con đọc và áp dụng cho mình nhé !
Một vài thông tin về trường THPT Chuyên Sư phạm
1. Điểm chuẩn trường THPT Chuyên Sư Phạm.
Cách tính điểm xét tuyển là tổng điểm ba bài thi, trong đó Văn và Toán không nhận hệ số, còn môn chuyên nhân đôi và không áp dụng điểm cộng hay ưu tiên, để trúng tuyển vào lớp chuyên Toán, thí sinh phải đạt trung bình ít nhất 7 điểm mỗi môn. Để được vào danh sách xét tuyển, thí sinh phải tham dự đủ ba bài thi, không vi phạm quy chế và mỗi bài đều đạt từ 2 điểm trở lên.
Các thí sinh trượt chuyên nhưng có tổng điểm 2 môn Toán chung và Văn chung trên 12,5 điểm thuộc diện có quyền nộp đơn xét tuyển vào lớp cận chuyên của trường.
Năm học 2022 – 2023, Toán vươn lên đứng đầu với điểm chuẩn 27,5, cao hơn năm ngoái gần 6 điểm. Đây cũng là lớp duy nhất có điểm chuẩn học bổng trên 30.
2. Điều kiện dự thi
Điều kiện dự thi là thí sinh phải có hạnh kiểm xếp loại tốt và học lực xếp loại từ loại khá trở lên vào cuối năm học lớp 9 và xếp loại tốt nghiệp THCS năm 2018 từ khá trở lên.
Thí sinh có tuổi từ 15-17. Riêng đối với các đối tượng là học sinh nữ, học sinh là người Việt Nam học tập tại nước ngoài mới về nước được gia hạn thêm 1 tuổi; học sinh là người dân tộc thiểu số, người Kinh học tập và cư trú ở miền núi, vùng sâu, biên giới, hải đảo, được gia hạn thêm 2 tuổi.
Điểm trung bình cả năm học lớp 9 của môn đăng ký vào các lớp chuyên phải đạt từ 7,0 điểm trở lên.
Bên cạnh đó, để được xét tuyển thẳng vào trường, các thí sinh cần đảm bảo có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập ở bậc THCS và thỏa mãn các điều kiện như: Đủ điều kiện dự thi; Đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và môn đạt giải đúng với môn chuyên đăng ký xét tuyển thẳng. Riêng với lớp chuyên Tin học xét tuyển thẳng học sinh đạt giải nhất môn Toán cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Xem thêm tìm trung tâm luyện thi vào lớp 10 chuyên Hà Nội như thế nào?
3. Học phí:
Với các em học khối chuyên sư phạm, mức đóng học phí thông thường là 300-500 nghìn/ tháng. Còn với khối cận chuyên sư phạm, học phí sẽ là 2-3 triệu/tháng.
4. Chương trình đào tạo chất lượng
Các em học sinh THPT Chuyên Sư phạm được chia lớp theo các môn học như toán, văn, vật lý, hóa học, sinh học, tin học và tiếng anh.
Điểm khác biệt với các học sinh THPT thông thường là các em học Chuyên Sư phạm sẽ được tăng cường những môn chuyên với số tiết học lớn hơn. Ngoài ra, các em học sinh còn có cơ hội được tham dự các buổi học chuyên đề nhằm tăng cường lượng kiến thức cần thiết cho các môn chuyên mà các em theo học.
5. Cơ sở vật chất
Trường THPT Chuyên Sư phạm nằm trong khuôn viên ĐH Sư phạm Hà Nội, khu nhà D. Trường gồm 24 lớp học và một phòng đa phương tiện. Toàn khu nhà đã được phủ sóng mạng không dây.
HS THPT Chuyên Sư phạm được sử dụng thư viện của ĐH Sư phạm. Được xây dựng vào năm 2001, thư viện có diện tích hơn 6000 m², với hơn 31 phòng.
Có 2 phòng tin học và máy tính đều được kết nối Internet. Tuy thế, hiện nay, THPT Chuyên Sư phạm vẫn chưa có phòng thí nghiệm riêng cho các thí nghiệm vật lý, hóa học và sinh học. Do đó, HS phải sử dụng phòng thí nghiệm của trường đại học.
Những học sinh sống xa nhà được trường bố trí ở phòng ký túc xá với mức giá hợp lý. Hiện tại, HS THPT Chuyên Sư phạm sử dụng sân vận động của trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
6. Điểm nổi bật tại Chuyên Sư Phạm:
Là một học sinh của trường THPT Chuyên Sư phạm, con sẽ có cơ hội được tham gia nhiều câu lạc bộ năng động do học sinh điều hành. Trong đó phải kể đến Music Club – CSP Melody, PTCMedia, Movies for Relief, SAGS, CSP English Club…
Hàng năm, trường cũng có rất nhiều các sự kiện lớn để giúp học sinh có thời gian giải trí. Trong đó phải kể đến Fiesta A Cielo, Red Carpet, UTalk, Halloween Prom…
Thành tích học tập của học sinh THPT Chuyên Sư Phạm cũng rất nổi bật. Mỗi năm, 100% học sinh của trường đều được nhận vào những trường Đại học danh giá, điểm trung bình đứng top đầu tại Việt Nam.
Trường cũng có nhiều thủ khoa, cũng có nhiều du học sinh tại những trường danh giá như Đại học Stanford, Đại học Cambridge, École normale supérieure, Đại học Quốc gia Moskva,…
Làm thế nào để sắp xếp lịch ôn thi chuyên sư phạm một cách hiệu quả?
– Có mục tiêu đề ra rõ ràng
-Lên lộ trình học hợp lý với lực học hiện tại của bản thân, cố gắng hoàn thành chương trình lớp 9 nhanh nhất có thể để đi vào luyện đề, làm đề và rút ra kinh nghiệm trong quá trình giải đề (những lỗi sai hai gặp phải, học chưa tốt chuyên đề nào để bổ sung, biết thực lực của mình ở mức độ nào)
– Tham khảo đề thi và đáp án các năm gần đây của Chuyên Sư phạm
– Phân loại các chuyên đề mình cần phải học. Chuyên đề nào làm còn chưa tốt thì nên dành nhiều thời gian cho chuyên đề đó hơn. Sau khi luyện xong các chuyên đề, có thể làm một đề thi thử hoàn chỉnh để đánh giá mức độ của mình. Khi thấy dạng nào còn yếu thì lại tiếp tục luyện thêm nhiều bài tập ở dạng đó.
– Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để có một thể trạng và tinh thần tốt giúp các em tự tin hơn.
Làm thế nào để giữ bình tĩnh và tự tin trong phòng thi?
Hầu như tâm lý vào phòng thi của ai cũng run và hồi hộp dẫn đến việc mất bình tĩnh khi làm bài và đôi khi còn quên kiến thức mà mình đã chuẩn bị kĩ cho kì thi. Để khắc phục, các em nên:
– Tham gia vào các kì thi thử để tạo cảm giác quen thuộc và có kinh nghiệm khi vào phòng thi. Khi không còn lạ lẫm với việc tham gia vào các kì thi thì các em sẽ bình tĩnh hơn khi bước vào kì thi chính thức.
– Khi vào phòng thi, các em nên đọc qua toàn bộ đề trước khi tiến hành làm bài để xem nội dung chính của đề ra. Sau đó, các em nên làm các bài mình có khả năng làm trước để lấy lại bình tĩnh và tự tin trước khi tiến hành làm các bài khó còn lại.
– Ngoài ra, khi vào phòng thi, các em nên hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh và nhớ lại qua các kiến thức mà mình đã chuẩn bị kĩ cho kì thi. Các em nên ghi lại các công thức để tránh trường hợp cuống quá dẫn đến việc quên kiến thức khi làm bài. Nếu bị vướng vào trường hợp trên, các em nên hết sức bình tĩnh để nhớ lại kiến thức hoặc có thể làm bài khác rồi sau đó quay lại làm phần mình quên kiến thức sau khi đã lấy lại được bình tĩnh. Đặc biệt với môn Văn, khi em viết bài, các em nên viết dàn bài trước để có thể có một bài văn hệ thống và đầy đủ ý.
– Thoải mái vì tâm lý phòng thi tất cả mọi thí sinh đều phải trải qua không riêng gì bản thân mình.
Làm thế nào để phân bố thời gian làm bài hợp lí?
– Nên rèn luyện kĩ năng làm bài thật tốt. Làm nhiều đề trước khi thi cho quen. Đặc biệt, khi làm đề ở nhà, các em nên luyện tập làm nhanh hơn thời gian quy định để khi thi các em sẽ không bị cuống và có thời gian kiểm tra kĩ lại bài làm của mình.
– Cố gắng làm đến đâu chắc đến đó để lấy trọn vẹn điểm của bài, tập thói quen trình bày tốt khi học ở nhà để lấy cảm giác tự tin khi vào phòng thi
– Khi được phát đề, các em nên dành ra khoảng 3-4 phút đầu tiên để đọc qua để rồi phân ra câu khó và câu dễ. Khi làm bài, các em nên làm một cách ngắn gọn và đủ ý các câu dễ trước. Rồi sau đó, các em nên kiểm tra kỹ lại một lần các câu dễ để tránh trường hợp tiếc nuối khi sai câu dễ. Không nên “tham” thời gian để làm câu khó mà để sai sót ở các câu dễ . Sau khi hoàn thành phần dễ thì các em mới tiến hành làm những câu khó.
Xem thêm:
- Học thêm toán lớp 4 tại Hà Nội – Giúp con tăng cường môn toán
- Phương pháp học khi mất gốc toán hình THCS
- Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn toán hiệu quả