Hòa Ma Toán - Trung Tâm Toán Luyện Thi Tốt Hàng Đầu Tại Hà Nội

Hòa Ma Toán - Trung tâm toán luyện thi tốt hàng đầu tại Hà Nội

Tầm quan trọng của luyện đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3

10/07/2024

Chia sẻ

Luyện đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 là cách tốt để giúp [...]

Luyện đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 là cách tốt để giúp các học sinh lớp 2 lên 3 duy trì và cải thiện kỹ năng toán học của mình. Dưới đây là tầm quan trọng của việc luyện đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 và một số lý do tại sao nên luyện đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3.

Một số lý do tại sao nên luyện đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3

Giữ vững kỹ năng: Học sinh thường sử dụng kỹ năng toán học trong suốt năm học, nhưng nếu không sử dụng trong kỳ nghỉ hè, các kỹ năng này có thể bị lãng quên. Ôn tập, học toán ôn hè lớp 2 lên 3 giúp học sinh giữ vững kỹ năng và không quên điều gì đã học trong suốt năm học.

Chuẩn bị cho năm học mới: Nhiều bài học toán học của năm học mới liên quan đến kiến thức đã học trong năm học trước. Ôn, học toán ôn hè lớp 2 lên 3 giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho năm học mới và dễ dàng tiếp cận với các khái niệm mới.

Nâng cao tự tin: Đôi khi học sinh có thể thiếu tự tin trong việc giải các bài toán toán học. Ôn, học toán ôn hè lớp 2 lên 3 giúp học sinh củng cố kiến thức và nâng cao tự tin khi giải các bài tập toán học.

Tăng cường khả năng tư duy: Toán học là một môn học giúp học sinh phát triển khả năng tư duy logic và phản biện. Ôn, học toán ôn hè lớp 2 lên 3 giúp học sinh tăng cường khả năng này và có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Tầm quan trọng của việc ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3

Học toán hè có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của học sinh. Dưới đây là một số tầm quan trọng của học toán hè:

Củng cố kiến thức: Học toán hè giúp học sinh lớp 2 lên 3 củng cố kiến thức đã học trong năm học và không quên điều gì đã học. Điều này giúp học sinh tiếp cận với năm học mới một cách dễ dàng hơn.

Nâng cao khả năng giải bài toán: Học toán hè lớp 2 lên 3 giúp học sinh tăng cường khả năng giải bài toán, một kỹ năng quan trọng trong môn toán và cũng là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.

Phát triển khả năng tư duy: Toán học là một môn học giúp phát triển khả năng tư duy logic và phản biện. Học toán hè lớp 2 lên 3 giúp học sinh phát triển khả năng này và có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Tăng cường tự tin: Học toán hè giúp học sinh lớp 2 lên 3 tự tin hơn trong việc giải các bài toán toán học và cũng giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày cũng như chuẩn bị tốt cho các kỳ thi tuyển sinh sau này.

Xem thêm các dạng bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn toán

Các dạng toán luyện đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3

Số hạng. Tổng:

– Lấy 1 ví dụ về phép cộng 2 số như 25+ 20 = 45. Các số cộng với nhau là số hạng. Kết quả là tổng. Như ví dụ trên 25 và 20 là số hạng, 45 là tổng.

– Học sinh cần tự nghĩ ví dụ tương tự và nhận xét đâu là số hạng, đâu là tổng.

Đề-xi-mét

– Đề-xi-mét viết tắt là dm.

– 1dm = 10cm.

– Lấy thước và học sinh cần chỉ 1dm là từ đâu đến đâu (từ 0 đến 10cm).

Số bị trừ. Số trừ. Hiệu

– Lấy 1 ví dụ về phép trừ như 45 – 25=20. Số bị trừ là số đầu tiên, số trừ là số sau dấu trừ. Kết quả là hiệu. Như ví dụ trên 45 là số bị trừ, 25 là là số trừ, 20 là hiệu.

– Học sinh cần tự nghĩ ví dụ tương tự và nhận xét đâu là số bị trừ, đâu là số trừ, đâu là hiệu.

Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

– Học sinh cần đặt tính theo hàng dọc, cộng hàng đơn vị trước, hàng chục sau. Ví dụ: 19+5=24 thì lấy 9+5 bằng 14, viết 4, nhớ 1 (1 ở đây là 1 chục nên cộng 1 chục này với 1 chục ở hàng chục, ra kết quả là 2 chục). Viết xuống là 24.

Hình chữ nhật, hình tứ giác

– Hình tứ giác là hình gồm 4 đoạn thẳng và 4 đỉnh (4 điểm ở đỉnh).

– Hình chữ nhật là hình tứ giác nhưng có 4 góc vuông.

– Hình vuông là hình chữ nhật có 2 cạnh bằng nhau.

Bài toán về nhiều hơn

– Khái niệm nhiều hơn. Có thể lấy ví dụ trực quan.

– Lấy ví dụ để tự tính, như mẹ có 2 kẹo, con có “nhiều hơn” mẹ 3 chiếc, con có mấy chiếc?

– Nhiều hơn cũng có thể nói là tăng thêm, cộng thêm.

Bài toán về ít hơn

– khái niệm ít hơn. Có thể lấy ví dụ trực quan luôn.

– Lấy ví dụ để tự tính, như con có 5 kẹo, mẹ có “ít hơn” con 3 chiếc, mẹ có mấy chiếc?

– Cho con làm một số bài toán SGK để con biết tóm tắt và làm bài giải.

Ki-lô-gam

– Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng, viết tắt là kg.

– Đo khối lượng bằng cân. Có nhiều loại cân như cân 1 đĩa ở chợ, cân 2 đĩa trong SGK trang 32 (dùng quả cân), cân điện tử.

– Lấy ví dụ

– Nếu dùng cân 2 đĩa thì người ta căn cứ thăng bằng để đọc ra cân nặng của vật cần đo. 1 đĩa đặt vật cần đo, 1 đĩa đặt các quả cân. Sau đó dựa vào khối lượng quả cân hoặc cộng khối lượng của các quả cân lại để ra khối lượng vật cần cân.

– Một số phép tính về cộng, trừ có đơn vị kg.

Phép cộng có tổng bằng 100

– Một số phép tính có tổng bằng 100 cho con tính theo hàng dọc. Ví dụ: 99+1, 82+18, 73+27.

Lít

– Lít là đơn vị đo dung tích, thường dùng cho chất lỏng (nước, sữa, …) viết tắt là l.

– Lấy các bình có vạch đo để cho con xem ví dụ về lít.

Tìm một số hạng trong một tổng

– Đưa ví dụ: … + 4 = 10, như vậy mấy cộng 4 bằng 10, con sẽ trả lời được là 6. Sau đó liên hệ là 6=10-4.

– Nguyên tắc tính: muốn tìm một số hạng, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.

– Số hạng cần tìm, người ta ký hiệu là x. Với bài toán trên, viết là: x+4=10; x=10-4=6.

– Làm nhiều ví dụ minh họa.

Phép trừ có nhớ

– Viết phép trừ theo hàng dọc, trừ từ hàng đơn vị đến hàng chục. Ví dụ: 24-9=15 thì lấy 4-9, 4 không trừ được 9 nên phải vay 1 chục từ hàng chục sang thành 14-9=5, viết 5 nhớ 1 vay; lấy 2-0-1 bằng 1, kết quả là 15.

– Lấy dẫn chứng cụ thể bằng vật thể.

Tìm số bị trừ

– Nguyên tắc tính: muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.

– Làm nhiều ví dụ minh họa.

Tìm số trừ

– Nguyên tắc tính: muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Đường thẳng

– Học sinh cần vẽ đoạn thẳng AB. Nếu đoạn thẳng này kéo dài về 2 phía sẽ thành đường thẳng AB. Nếu trên đường thẳng AB có thêm điểm C bất kỳ thì ta có 3 điểm thẳng hàng.

– Như vậy tất cả các điểm trên cùng 1 đường thẳng sẽ thẳng hàng.

Ngày, giờ, thực hành xem đồng hồ. Ngày tháng, thực hành xem lịch

– 1 ngày có 24 giờ, phân thành sáng, trưa, chiều, tối, đêm. Sáng từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng. Trưa gồm 11 giờ trưa, 12 giờ trưa. Chiều từ 1 giờ chiều (13 giờ) đến 6 giờ chiều (18 giờ). Tối từ 7 giờ tối(19h) đến 9 giờ tối (21h). Đêm từ 10 giờ đêm (22h) đến 12 giờ đêm (24h). Dạy con từ chiều trở đi có 2 cách đọc giờ chênh nhau 12 đơn vị.

– Đọc về thời gian biểu của con theo giờ.

– Quy đổi giờ 24 tiếng theo giờ chiều, tối, đêm.

– Quay kim đồng hồ để chỉ giờ

– Số ngày trong 1 tháng theo đếm mu bàn tay. Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày, các tháng còn lại trừ tháng 2 có 30 ngày, riêng tháng 2 có năm có 28 ngày, 4 năm 1 lần có 29 ngày.

Xem thêm Ôn toán lớp 7 bắt đầu từ đâu? Phương pháp ôn tập nào hiểu quả

Phương pháp luyện đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 và làm bài tập hiệu quả

Bước 1: Tìm phương pháp học phù hợp

Bước 2: Học thuộc lý thuyết

Bước 3: Liên tục thực hành

Bước 4: Liên hệ kiến thức mới và cũ với nhau

Bước 5: Tham khảo các lớp học thêm hiệu quả

Luyện đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 có lượng kiến thức nhiều, khó, học sinh nếu tự ôn luyện sẽ khó đạt được kết quả cao nếu không có phương pháp phù hợp. Chính vì thế, việc có phương pháp học đúng tại trung tâm toán phù hợp là rất cần thiết.

Hiểu được phần nào những lo lắng của học sinh khi luyện đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3, thầy Hòa đã mở ra KHÓA để giúp các em học sinh có thể học tập tốt hơn. Với các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc dạy kèm môn Toán tại khu vực Hà Nội, thầy đã giúp cho nhiều học sinh xóa bỏ nỗi lo lắng về môn toán, đặc biệt Trung tâm luện thi HMT có giáo án riêng dành cho các em học sinh yếu kém, mất gốc môn toán. Thầy được nhiều thế hệ học sinh yêu quý bởi tính cách năng động, thân thiện và phong cách giảng dạy: nhiệt tình, khoa học, dễ hiểu.

LỚP sẽ giúp HỌC SINH:

Luyện mọi dạng bài có thể gặp trong đề thi, học trước kiến thức mới, ôn lại kiến thức cũ

Nắm chắc phương pháp và kĩ năng làm bài hiệu quả thông qua hệ thống đề thi bám sát phạm vi kiến thức, cấu trúc và độ khó của đề

Tránh các lỗi sai thường gặp, các “bẫy” trong kiến thức