Có bao giờ bạn từng nghĩ toán cấp 3 thực sự đáng sợ và việc học toán trở thành một trong những công việc vô cùng khó khăn hay không? Đây chắc chắn không phải cảm giác của vài bạn mà là cảm giác của rất nhiều học sinh mất gốc toán THPT và cần có cho mình phương pháp lấy lại gốc toán THPT đúng đắn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của trung tâm toán HMT để có cho mình những nhận định về việc học Toán cũng như phương pháp lấy lại gốc Toán THPT chuẩn nhất!

Lý do học sinh mất gốc toán cấp 3 (THPT)

Lý do thực sự khiến học sinh sợ môn toán ở cấp 3 dần dần không còn tự tin và mất gốc toán cấp 3 có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Khái niệm phức tạp: Toán THPT đòi hỏi hiểu biết sâu rộ về các khái niệm, nguyên tắc và công thức. Đối với nhiều học sinh, việc hiểu và áp dụng những khái niệm này có thể gây ra sự rối loạn và lo lắng.
  • Áp lực đối với kết quả: Toán thường được coi là môn có tính chính xác cao, điều này có thể tạo áp lực lên học sinh khi họ cảm thấy phải đạt được điểm số cao hoặc thậm chí là không được phép mắc lỗi.
  • Thiếu tự tin: Nếu học sinh đã trải qua những trải nghiệm không tốt trong quá khứ, như thất bại hoặc không hiểu bài, họ có thể mất tự tin trong khả năng của mình và do đó cảm thấy sợ hãi với môn Toán.
  • Khả năng học tập khác nhau: Mỗi học sinh có cách tiếp cận học tập khác nhau. Đối với một số người, cách giảng dạy thường gặp ở trường học không phù hợp với cách họ học. Điều này có thể gây ra sự sợ hãi và khó khăn trong việc tiếp cận môn Toán.
  • Thiếu kiên nhẫn và thực hành: Toán đòi hỏi sự kiên nhẫn và việc luyện tập thường xuyên để nắm vững kỹ năng. Nếu học sinh thiếu thời gian và kiên nhẫn để thực hành, họ có thể gặp khó khăn và cảm thấy sợ hãi trước môn học này.
  • Ảnh hưởng từ xã hội và tâm lý: Sự so sánh với bạn bè hoặc áp lực từ phụ huynh, giáo viên có thể tạo ra tình trạng căng thẳng và sợ hãi đối với việc học Toán.
  • Không thích môn học: Một số học sinh đơn giản là không thích Toán, có thể vì mất hứng thú với các khái niệm trừu tượng, hay cảm thấy không có ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày.

Để giúp học sinh vượt qua sự sợ hãi này, cần tạo ra môi trường học tập thoải mái, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, cung cấp giải thích chi tiết và ví dụ minh họa. Thêm vào đó, việc luyện tập thường xuyên, cùng với việc áp dụng Toán vào các tình huống thực tế, có thể giúp học sinh cảm thấy tự tin hơn và phát triển khả năng giải quyết vấn đề.

Lấy lại gốc toán cấp 3 – Bắt đầu từ đâu? 

Học từ dạng bài cơ bản 

Trong đề thi THPT Quốc gia hiện nay khoảng 70% kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và 30% kiến thức ở mức độ vận dụng. Chính vì thế, việc học kỹ, nắm chắc các định nghĩa, công thức, định lý, tiền đề rất quan trọng. Đây cũng chính là tiền đề để giải các bài toán khó. Tóm lại, để lấy lại gốc toán 12, học sinh nên làm nhuần nhuyễn các dạng bài tập về nhà được giao trong sách giáo khoa và sách bài tập. 

Chú ý nghe giảng, ghi chép bài khi học trên lớp

Nghe giảng giúp ích rất nhiều cho quá trình học tập, vì thế để lấy lại gốc môn Toán cấp 3, thời gian trên lớp học sinh nên chú ý nghe giảng, tập trung vào những ý chính trong bài, chọn lọc thông tin. Trong quá trình nghe giảng, học sinh nên ghi chép lại các nội dung cần thiết trong bài theo cách hiểu của mình. 

Để ghi chép một cách dễ hiểu, mang lại hiệu quả không bị rập khuôn, cần ghi chép một cách có hệ thống theo từng phần, từng chương, những phần có liên quan đến nhau ghi tập hợp vào một vị trí, không ghi chép một cách lan man. Sơ đồ tư duy là một cách ghi khoa học, hiệu quả.

Sau khi làm xong các dạng bài cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập, học sinh hãy sưu tầm thêm các đề thi của các năm trước để làm quen với các dạng sẽ có trong kỳ thi quan trọng sắp tới. Học đến đâu nên làm đề ngay đến đó để luyện tập cho phần kiến thức vừa được học. Việc làm này tranh để sau này khi kiến thức dồn dập quá nhiều mới bắt đầu làm đề sẽ chóng quên.

Sau khi luyện tập xong các dạng, học sinh nên đọc và nghiên cứu lại các bài đã làm, đồng thời đặt ra các câu hỏi “vì sao” cho bài toán. Bên cạnh đó, chúng ta tổng quát lại cách giải của từng dạng bài theo cách hiểu của mình để có thể nhớ lâu hơn. Với những dạng kiến thức học quan trọng nên đánh dấu để tiện cho việc ôn luyện. 

Học kỹ các nội dung sẽ có trong kỳ thi THPT

Lớp 12 là giai đoạn nước rút để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia. Vì thế, học sinh mất gốc toán 12 nên tìm hiểu và tập trung vào các chuyên đề sẽ thi. Thông thường, trước mỗi năm thi Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố đề thi tham khảo THPT Quốc gia, căn cứ vào đây, học sinh nên nắm chắc dạng bài sẽ thi. Sau khi nắm chắc nội dung thi, chúng ta nên tập trung học kỹ vào các dạng bài này.

Việc tham khảo đáp án của các đề thi minh họa giúp học sinh rèn luyện được phương pháp và cách giải nhanh. Đây cũng được coi là một trong những điểm khởi đầu mà người học thường sử dụng khi ôn tập toán lớp 12.

Xây dựng cho bản thân mục tiêu riêng

Trong quá trình xây dựng cho bản thân lộ trình học tập, mỗi học sinh mất gốc nên đưa ra mục tiêu mà mình mong muốn đạt được sau khi ôn luyện. Đồng thời, lớp 12 cũng là lúc mỗi học sinh đều có một sự lựa chọn cho riêng mình về trường học, ngành nghề mơ ước. Học sinh cần xem xét lực học để xây dựng mục tiêu cho mình

Tham gia các khóa học ôn luyện dành cho học sinh mất gốc

Lớp 12 là thời điểm hầu hết học sinh đều đi học thêm để tăng cường ôn luyện kiến thức. Tuy nhiên đối với những học sinh mất gốc thì phần lớn lựa chọn tham gia vào các lớp học dành phù hợp với trình độ. Bên cạnh đó, việc được sửa bài tập và thực hành nhiều sẽ đảm bảo được sự tiến bộ.

Hiện nay, các khóa ôn luyện dành cho học sinh mất gốc rất nhiều, tuy nhiên không phải bất kỳ chỗ nào học cũng đem lại hiệu quả. Để tránh làm mất thời gian phải làm quen với khóa học mới nhiều chúng ta nên tìm một địa chỉ uy tín để theo học cho đến khi tìm lại gốc kiến thức. 

Hiểu được phần nào những lo lắng của học sinh khi mất gốc toán 12, thầy Hòa đã mở ra CÁC KHÓA HỌC ÔN LẤY LẠI GỐC để giúp các em học sinh có thể học tập tốt hơn. Với các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc dạy kèm môn Toán tại khu vực Hà Nội, thầy đã giúp cho nhiều học sinh xóa bỏ nỗi lo lắng về môn toán, đặc biệt HMT có giáo án riêng dành cho các em học sinh yếu kém, mất gốc môn toán. Thầy được nhiều thế hệ học sinh yêu quý bởi tính cách năng động, thân thiện và phong cách giảng dạy: nhiệt tình, khoa học, dễ hiểu.

Phương hướng ôn thi đại học môn toán cho người mất gốc

Ôn tập từ kiến thức cơ bản

Trong quá trình học sinh mất gốc môn toán ôn tập, việc bắt đầu từ những kiến thức cơ bản rất quan trọng. Một phần vì hiện nay trong đề thi đã bắt đầu có phần lý thuyết, một phần nếu không học lý thuyết thì cũng sẽ không làm được bài tập. Thậm chí, quỹ điểm trong đề thi đại học cho những câu lý thuyết không nhỏ.

Khi bắt đầu học, đừng vội sưu tầm những bài toán trong đề thi hay bất kỳ ở đâu, học sinh cần làm từ những bài tập trong sách giáo khoa một cách thật thuần thục. Chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản, học sinh đã có thể có được 7 điểm toán trong tay. Sau đó, cần tìm thêm các bài toán gần giống với chuyên đề mình vừa ôn tập để luyện thêm. 

Ôn tập từ những dạng bài dễ đến khó trong đề thi

Đầu tiên, học sinh cần xem xét đề minh họa thật kỹ, Học sinh thông qua đề thi minh họa cần nắm chắc được các dạng bài sẽ có trong đề thi. Sau đó, xác định chuyên đề dễ trong bài thi đại học. 

Đối với các bài dạng vận dụng và vận dụng cao nên để học sau, học sinh cần học chắc các bài dễ. Những dạng bài khó trong đề thi là: phương trình, bất phương trình, hình Oxyz… Xây dựng mục tiêu và phương pháp học tập riêng cho mình

Lớp 12 bắt đầu có cho mình các bài thi thử tại trường, học sinh cần làm bài một cách thật nghiêm túc và xem nó như một lần tập duyệt cho thi đại học. Thông qua những lần như thế, chúng ta có thể biết được năng lực học của mình ở đâu và mình đang yếu kém chỗ nào. Từ đó đặt cho mình một mục tiêu phù hợp mà mình có thể cố gắng được. Mục tiêu này cần phù hợp với năng lực bản thân, nhưng cũng cần những mục tiêu an toàn với mức điểm không quá cao.

Sau khi có cho mình được đích đến thích hợp, hãy xây dựng phương pháp học tập cho bản thân. Ví dụ như: 

  • Học bắt đầu từ chuyên đề nào? Mỗi chuyên đề học bao lâu?
  • Một ngày dành bao nhiêu thời gian để học? Bắt đầu và kết thúc lúc mấy giờ?
  • Trong quá trình học tham khảo tài liệu ở đâu?
  • ….

Thay đổi cách tư duy

Vài năm trở lại đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng hình thức khác với trước đó là thi trắc nghiệm. Do đó, cách tư duy và trình bày của học sinh cũng cần phải thay đổi. Những năm trước, một bài toán khi được giải ra phải đầy đủ trình tự, từng bước. Hiện nay với cách thi này chỉ cần quan tâm đến kết quả chính xác.

Học sinh cần phải học cách làm thế nào để giải được bài toán nhanh, tiết kiệm thời gian nhất. Khi bắt đầu ôn tập không cần phải làm bài giải quá dài dòng, chỉ viết những bước cần thiết. Điều này giúp học sinh mất gốc môn toán khi đi thi có thể áp dụng cách làm như lâu nay vẫn học, không cần phải tự thu gọn các bước giải. 

Tham khảo các khóa học 

Hiện nay, ngoài cách tự ôn tập, học sinh có thể tham gia vào các khóa học. Lợi ích của việc này là giúp những học sinh mất gốc môn toán tìm được những người có thể hướng dẫn mình cách học tỉ mỉ, hiệu quả và hỗ trợ khi cần. Bên cạnh đó, việc được học cùng những người có chung trình độ và mục tiêu cũng giúp bản thân tự tin và thoải mái hơn. Học sinh cũng cần tìm một giáo viên giỏi và phù hợp.

Người dạy phải khơi gợi được niềm đam mê, trí tưởng tượng đối với mỗi học sinh khi học toán. Các ví dụ thực tiễn sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề thay cho việc phải tưởng tượng nó. Việc giảng dạy hiện nay ở các trường học đang mang tính chất hình thức, khô khan. Cách tiếp cận vấn đề chưa thích hợp dẫn đến việc người học phải tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, chưa đem lại hiệu quả cao.

Việc dạy học sáng tạo giúp học sinh biến những thứ trừu tượng trở nên gần gũi hơn đối với học sinh. Việc tìm kiếm được người dạy học có phương pháp dạy tốt rất cần thiết, nhất là đối với những người kém về toán hay những học sinh bị mất gốc. Giáo viên cần đưa ra được chương trình dạy dành riêng cho người đang cần tìm lại gốc. Với lượng kiến thức đưa ra vừa phải, dễ hiểu, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đấy sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tiếp nhận.

Chính bởi những lý do nêu trên, học viên và phụ huynh nên tìm hiểu các trung tâm giáo dục phù hợp để gửi gắm nhằm tìm lại gốc môn toán. Hiểu được phần nào những lo lắng của học sinh và phụ huynh, thầy Hòa đã mở ra lớp dạy thêm môn toán để giúp các em học sinh có thể học tập tốt hơn. Với các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc dạy kèm môn Toán tại khu vực Hà Nội, thầy đã giúp cho nhiều học sinh xóa bỏ nỗi lo lắng về môn toán, đặc biệt HMT có giáo án riêng dành cho các em học sinh yếu kém, mất gốc môn toán . Thầy được nhiều thế hệ học sinh yêu quý bởi tính cách năng động, thân thiện và phong cách giảng dạy: nhiệt tình, khoa học, dễ hiểu.


Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *