Học thêm Toán lớp 5 tại Hà Nội cần lưu ý những gì?
10/07/2024
Chia sẻ
Toán học là môn học khoa học logic có tính thừa kế và phát triển từ năm này qua năm khác. Ở bậc Tiểu học Toán lớp 5 trở thành một mắt xích không thể thiếu trong quá trình chinh phục những kiến thức của năm học tiếp theo, cũng là dấu ấn kết thúc khối tiểu học. Lớp học thêm Toán lớp 5 tại Hà Nội ở Trung tâm HMT (Hoà Ma Toán) sẽ giúp các em có nền tảng kiến thức Toán 5 vững chắc, tạo tiền đề cho năm học lớp 6 thi chuyển cấp.
Tại sao cần chọn học thêm toán lớp 5 tại hà nội từ sớm
Có nhiều lý do mà học sinh có thể muốn chọn lớp học thêm toán ở lớp 8. Dưới đây là một số lợi ích của việc tham gia lớp học thêm toán lớp 5:
Xây dựng nền tảng vững chắc: Toán là một môn học cơ bản và quan trọng, tạo nên nền tảng cho nhiều môn học khác. Tham gia lớp học thêm toán sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về các khái niệm toán học cơ bản và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
Chuẩn bị cho tương lai: Toán là một môn học quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực nghề nghiệp, bao gồm khoa học, kỹ thuật, kinh doanh và công nghệ thông tin. Nắm vững kiến thức toán sẽ giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho tương lai và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Nâng cao kỹ năng tư duy: Toán học khuyến khích tư duy logic và sáng tạo. Tham gia lớp học thêm toán sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và phân tích thông tin một cách logic và chính xác.
Đồng đều kiến thức với các bạn khác: Nếu học sinh có ý định tiếp tục học toán ở trình độ cao hơn, thì việc tham gia lớp học thêm toán lớp 5 sẽ giúp bạn không bị tụt lại phía sau so với các bạn cùng tuổi và chuẩn bị tốt cho các khóa học toán phức tạp hơn ở tương lai.
Thách thức bản thân: Tham gia lớp học thêm toán sẽ đặt ra những thách thức mới cho học sinh, khuyến khích học sinh phát triển và vượt qua giới hạn cá nhân. Điều này có thể giúp học sinh trở nên tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn và đạt được kết quả tốt hơn.
Tóm lại, lớp học thêm toán lớp 5 không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức toán mà còn mang lại nhiều lợi ích về mặt tư duy và sự chuẩn bị cho tương lai.
Học thêm toán lớp 5 tại Hà Nội nên cho con học lúc nào?
– Học sinh gặp khó khăn trong việc nắm vững các kiến thức cơ bản: Đối với những học sinh có khả năng học tập yếu hoặc không nắm vững các kiến thức toán cơ bản từ các năm học trước, họ có thể cần học thêm để bổ sung và củng cố kiến thức cơ bản trước khi tiếp tục với nội dung mới.
-Học sinh muốn đạt điểm cao và phấn đấu vào các trường chuyên: Những học sinh có mục tiêu cao hơn và mong muốn đạt điểm số cao trong môn Toán có thể muốn tham gia lớp học thêm để mở rộng kiến thức, rèn kỹ năng và thực hành nhiều bài tập phức tạp hơn.
-Học sinh có sự quan tâm đặc biệt và đam mê với môn Toán: Nếu có hứng thú đặc biệt với Toán học, học sinh có thể muốn học thêm để khám phá các khía cạnh sâu hơn của môn học và tìm hiểu về những lĩnh vực Toán học phức tạp hơn nằm ngoài chương trình giảng dạy thông thường.
-Học sinh muốn chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào trường trung học phổ thông: Đối với những học sinh dự định tham gia kỳ thi tuyển vào trường trung học phổ thông, học thêm môn Toán có thể giúp họ rèn kỹ năng giải quyết bài tập, làm quen với đề thi và nắm vững kiến thức phù hợp với yêu cầu của kỳ thi.
-Học sinh quan tâm đến các lĩnh vực ứng dụng của Toán: Toán học không chỉ tồn tại trong sách giáo trình, mà còn có nhiều ứng dụng trong thực tế. Học sinh có thể muốn học thêm để khám phá những ứng dụng của Toán trong các lĩnh vực như kinh tế, khoa học, công nghệ, và thiết kế.
-Trong mọi trường hợp, việc học thêm Toán lớp 5 có thể giúp học sinh mở rộng kiến thức, tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề và đạt được thành tích tốt hơn trong môn học này. Tuy nhiên, quyết định học thêm nên được xem xét cẩn thận và phù hợp với khả năng và mục tiêu học tập của từng học sinh.
Xem thêm phương pháp ôn toán 8 cho người mất gốc nhanh chóng, hiệu quả
Chương trình toán lớp 5 cần học những gì?
1. Số thập phân.
Một số thập phân gồm hai phần : phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách nhau bởi dấu phẩy.
Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ: 8,23 ; 90,25 ; 38,364 là những số thập phân.
2. Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân.
Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp : trước
hết đọc phần nguyên, đọc dấu “phẩy”, sau đó đọc phần thập phân.
Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp : trước
hết viết phần nguyên, viết dấu “phẩy”, sau đó viết phần thập phân.
Ví dụ: Số thập phân 276,302 đọc là: Hai trăm bảy mươi sáu phẩy ba trăm linh hai.
3. Số thập phân bằng nhau.
Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
Ví dụ: 0,8 = 0,80 = 0,800 = 0,8000
7,68 = 7,680 = 7,6800 = 7,68000.
Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
Ví dụ: 0,8000 = 0,800 = 0,80 = 0,8
7,68000 = 7,6800 = 7,680 = 7,68.
4. So sánh hai số thập phân.
Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau :
– So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
– Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn, …; đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
– Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Ví dụ: 1001,2 > 997,8 (Vì 1001 > 997)
68,345 < 68,4 (Vì phần nguyên bằng nhau, ở hàng phần mười có 3 <4). 380,72 > 380,71 (Vì phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười bằng nhau, ở hàng phần trăm có 2>1).
5. Cộng hai số thập phân.
Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau :
– Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Cộng như cộng các số tự nhiên.
– Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
6. Trừ hai số thập phân.
Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau :
– Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Trừ như trừ các số tự nhiên.
– Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
7. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau :
– Nhân như nhân các số tự nhiên.
– Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
8. Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, …
Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, … ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, chữ số.
Ví dụ: 32,834 × 100 = 3283,4
9. Nhân một số thập phân với một số thập phân.
Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau :
– Nhân như nhân các số tự nhiên.
– Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
10. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như sau :
– Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
– Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở
– Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia.
11. Chia một số thập phân với 10, 100, 1000, …
Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, … ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Ví dụ: 37,324 : 100 = 0,37324
12. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:
– Viết dấu phẩy vào bên phải thương.
– Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp.
– Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp – tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.
13. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như sau :
– Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào
bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0.
– Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
14. Chia một số thập phân cho một số thập phân.
Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau :
– Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì dịch chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
– Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.
15. Tỉ số phần trăm.
Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như sau :
– Tìm thương của 315 và 600.
– Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.
Muốn tìm 52,5% của 800 ta có thể lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5 hoặc lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100.
16. Diện tích hình tam giác.
Mét khối. Đề-xi-mét khối. Xăng-ti-mét khối.
a) Mét khối.
Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m.
Mét khối viết tắt là m3.
Ta có: 1m3 = 1000dm3.
1m³ = 1 000 000cm³.
b) Đề-xi-mét khối.
Đề-xi-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1dm. Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3.
Ta có: 1dm3 = 1000cm3.
c) Xăng-ti-mét khối.
Xăng-ti-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1cm.
Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3.
Nhận xét :
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 1/1000 đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Xem thêm học thêm toán lớp 4 tại Hà Nội – Giúp con tăng cường môn toán
Phương pháp dạy học Toán 5 đột phá tại Lớp học thêm Toán lớp 5 của HMT
- Học sinh phải cố gắng tập trung lắng nghe những gì giáo viên giảng sau đó ghi chép lại vào một quyển sổ tay những thông tin hữu ích, quan trọng hoặc dùng bút nhớ đánh dấu lại.
- Sau khi kết thúc buổi học thêm Toán lớp 5, các em phải làm bài tập ngay sau khi đi học về. Khi lên lớp thầy sẽ giảng, kiến thức còn đọng lại. Các em làm bài tập một lần nữa sẽ giúp các em khắc sâu hơn kiến thức đó.
- Mạnh dạn đóng góp ý kiến cho bài học, có những thắc mắc cần được giải đáp các em nên hỏi thầy.
- Trước khi giải toán, việc quan trọng nhất cần làm là đọc thật kĩ đề bài, tóm tắt yêu cầu đề sau đó tìm cho mình một hướng đi hợp lý trước khi bắt đầu giải. Luyện tập thường xuyên không những giúp các em nâng cao khả năng giải toán nhanh chóng, thuần thục mà còn giúp các em tìm ra được nhiều cách giải hay từ đó ta có thể chọn ra 1 cách phù hợp nhanh chóng nhất cho từng dạng bài toán khác nhau
- Phải học từ cơ bản đến nâng cao. Để làm tốt các bài nâng cao, trước hết cơ bản phải nắm vững được hết. Đa số các bạn học rất giỏi nhưng không đạt được điểm tối đa trong bài lý do sai những phần nhỏ trong các bài cơ bản nhất. Chính vì vậy, các em cần xác định muốn đạt điểm tối đa, cần có lộ trình học hợp lý từ dễ đến khó, chỉ có như vậy kiến thức mới đảm bảo, làm nền tảng vững chắc cho môn Toán ở những lớp trên.
- Đọc nhiều sách tham khảo, tìm những dạng đề mới lạ có liên quan đến kiến thức các em đã học. Thử sức giải các bài tập khó hơn giúp các em nâng cao trình độ tư duy nhạy bén và đúc rút được nhiều kinh nghiệm hay cho bản thân khi học toán.
Tại sao nên học toán tại HMT
Được sự tin tưởng của rất nhiều phụ huynh có con em theo học, Trung tâm luyện thi HMT luôn là địa chỉ học Toán tin cậy và yêu thích, thông qua việc khảo sát nhiều bạn từng là học sinh đã học tại đây, các bạn bày tỏ niềm yêu thích học môn toán vì những lý do thú vị sau đây
Định hướng giảng dạy sát với chương trình thi, phù hợp với năng lực học sinh.
Lớp học giới hạn số lượng học sinh tối đa trong lớp học thêm toán dành cho học sinh mất gốc toán lớp 8 là 10 em nhằm đảm bảo chất lượng từng buổi học. Lớp học như vậy đảm bảo sự phân chia trình độ rõ ràng và luôn có sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Giáo viên và trợ giảng sao sát từng em trong quá trình học, giải đáp thắc mắc ngay tại lớp học, chuẩn hóa phương pháp làm bài cho từng học sinh từ hướng tư duy, làm bài không bỏ sót, không bị trừ điểm hình thành thói quen cẩn thận, có thể tự mình giải quyết được những bài tiếp theo.
Đạt được những kết quả tuyệt vời từ sự nỗ lực nhỏ nhất
Sự tiến bộ là kết quả của sự cộng hưởng các yếu tố mà chúng tôi lồng ghép vào trong quá trình giảng dạy đó là phương pháp giảng dạy phù hợp, giáo trình phù hợp, truyền cảm hứng học tập, sự tự tin vào bản thân, sự động viên khích lệ từ gia đình, thầy cô. Việc chú ý đến từng chi tiết nhỏ để tạo ra sự ăn khớp cho cả lộ trình làm cơ sở tạo ra những kết quả ngoài mong đợi.
Xem thêm phương pháp học toán lớp 9 cho người mất gốc hiệu quả
Nuôi dưỡng tinh thần tự học
Việc giúp học sinh hình thành thói quen tự học là một điều quan trọng. HMT coi giá trị cốt lõi của phương pháp giảng dạy là giúp học sinh có tư duy tự học, học không cần ai đốc thúc, biến việc học trở thành một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này không những giúp ích học sinh trong học tập mà còn giúp ích cho học sinh tự chủ trong cuộc sống sau này, thói quen tự tìm tòi học hỏi sẽ góp phần giúp học sinh trở thành những người năng động tiên phong trong các lĩnh vực mình theo đuổi.
Học vượt trình độ lớp, trình độ trường
Hãy nhìn sang môn tiếng anh nơi mà một em học sinh lớp 7-8 có thể đạt được trình độ Ielts đáng nể. Đối với những môn học khoa học tự nhiên thì càng dễ dàng làm được điều tương tự, thay vì bị giới hạn kiến thức khối, bậc học thì HMT thiết lập một chương trình học hướng cá nhân hoàn toàn, đặt ra mục tiêu cho từng em và chinh phục nó. Do sự cá nhân hóa khả năng của người học triệt để, HMT giúp những em có sẵn tiềm năng có thể học vượt cấp. Đối với thầy việc rèn luyện để việc một học sinh lớp 8 hoàn thành được đề thi tuyển sinh vào 10 hay học sinh lớp 11 hoàn thành được đề thi tốt nghiệp THPT của học sinh lớp 12 là một điều không khó.
Đối với những học sinh lực học đang còn kém, học sinh sẽ khởi đầu với các nội dung thấp hơn trình độ ở lớp hiện tại, học những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu. Với sự khởi đầu nhẹ nhàng sẽ tạo cảm hứng và sự tự tin làm nền tảng bắt kịp với kiến thức lớp, trường.
Giảng dạy bằng niềm đam mê
Trung tâm toán HMT không có những phương pháp thần thánh làm học sinh học giỏi sau một ngày – Mà đơn giản HMT và đội ngũ giáo viên sẽ dành nhiều thời gian, tâm huyết cho học sinh. Chắc chắn rằng muốn giỏi cái gì thì đơn giản phải dành nhiều thời gian cho cái đấy, thời gian là thước đo giá trị tốt nhất.
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HMT
- Hẹn gặp và kiểm tra trình độ
- Đánh giá học viên dựa vào bài kiểm tra và thông tin quá trình học
- Xếp lớp – phân loại theo trình độ và lịch trống của học viên
- Kèm riêng– nếu trình độ kém: có trợ giảng và thầy hỗ trợ kèm để lên trình độ
- Ghép lớp – học cùng lớp lớn tăng tính ganh đua cạnh tranh và không khí học tập tốt hơn.
- Phân công nhiệm vụ và hỗ trợ học viên, kèm cặp học viên khi về nhà: một trợ giảng sẽ hỗ trợ tối đa mười học viên. Trợ giảng sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc học sinh và gửi thầy những vấn đề còn yếu kém của học sinh.
- Đánh giá, kiểm tra sự tiến bộ của học viên hàng tuần, làm minitest và hàng tháng làm fulltest . Và cho thêm bài tập phần yếu kém.
- Đánh giá học viên sau từng tháng.
- Nhận góp ý của phụ huynh và học sinh để điều chỉnh lộ trình học