Hòa Ma Toán - Trung Tâm Toán Luyện Thi Tốt Hàng Đầu Tại Hà Nội

Hòa Ma Toán - Trung tâm toán luyện thi tốt hàng đầu tại Hà Nội

Cách ôn tập toán lớp 11 – Những kinh nghiệm từ học sinh giỏi

10/07/2024

Chia sẻ

Việc ôn luyện, hệ thống lại kiến thức là rất cần thiết và quan trọng, [...]

Việc ôn luyện, hệ thống lại kiến thức là rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt là với học sinh tiểu học, cấp đầu tiên và quan trọng nhất để lấy gốc. Thông qua ôn luyện, hệ thống kiến thức học sinh sẽ nhớ lâu hơn, hiểu rõ hơn, không bị rơi vãi kiến thức. Hiểu được tầm quan trọng việc ôn tập cùng mong muốn là người bạn đồng hành, hỗ trợ các thầy cô, các phụ huynh trong giáo dục con trẻ, đội ngũ giáo viên của Trung tâm luyện thi Hòa Ma Toán đã tổng hợp tất cả các dạng bài tập ôn tập toán lớp 11 từ cơ bản đến nâng cao.

Các dạng toán lớp 11 thường gặp

Dạng 1: Giải phương trình bậc 2, bậc 3 và bậc 4.

Dạng 2: Tính toán với dãy số và dãy số đặc biệt như dãy số Fibonacci, dãy số Catalan, dãy số Pascal, v.v. 

Dạng 3: Tính giới hạn của một hàm số và giải bài toán liên quan đến giới hạn.

Dạng 4: Tính tích phân của một hàm số và giải bài toán liên quan đến tích phân.

Dạng 5: Tìm đạo hàm của một hàm số và giải bài toán liên quan đến đạo hàm.

Dạng 6:Tính toán và giải bài toán liên quan đến tam giác, hình học không gian, v.v.

Dạng 7:Giải các bài toán liên quan đến hình học tính toán, chẳng hạn như tính diện tích, thể tích, chu vi, v.v.

Dạng 8:Giải các bài toán liên quan đến các phép toán ma trận.

Dạng 9:Giải các bài toán liên quan đến hàm số lượng giác và các công thức lượng giác.

Dạng 10:Giải các bài toán liên quan đến phương trình vi phân và các ứng dụng của nó.

Những kinh nghiệm giúp học sinh ôn tập toán lớp 10

Khi học tại lớp học sinh nên lưu ý một số nội dung sau:

  • Học thuộc bài cũ như định nghĩa, định lí, hệ quả, công thức, các ví dụ ứng dụng,… và các kiến thức cũ liên quan trước khi vào bài học mới.
  • Đọc trước SGK bài học mới để biết bài học mới sẽ học gì và cần kiến thức cũ nào liên quan.
  • Tập trung chú ý nghe Thầy, Cô giảng bài, không lơ đãng, nói chuyện hoặc làm việc khác và ghi chép bài đầy đủ. Có thắc mắc điều gì, hay không hiểu điều gì thì mạnh dạn hỏi để Thầy, Cô giảng lại
  • Phải có giấy nháp đầy đủ để giải các ví dụ ứng dụng của bài học và phải có đầy đủ các dụng cụ học tập (kể cả máy tính bỏ túi).
  • Cuối mỗi tiết học hãy chú ý lắng nghe Thầy, Cô củng cố bài, tóm tắt bài học, hướng dẫn giải bài tập về nhà, các bước giải toán.

Giờ bài tập – Giờ luyện tập:

  • Chuẩn bị trước BT ở nhà theo hướng dẫn của Thầy, Cô.
  • Chú ý nghe thầy, cô sửa BT và ghi chép bài sửa đầy đủ để về nhà xem lại.
  • Chỗ nào chưa rõ hoặc không hiểu thì mạnh dạn hỏi ngay. Nếu không hỏi Thầy, Cô thì hỏi các học sinh trong lớp hoặc lớp khác.
  • Giờ BT phải có đầy đủ dụng cụ học tập và giấy nháp. (để có tinh thần học tốt hơn)
  • Không nói chuyện, sao lãng hay làm việc khác khi đang chữa bài…. 

Khi tự học tại nhà, học sinh nên :

  • Chia thời gian biểu để học môn Toán.
  • Học thuộc bài và xem lại các ví dụ trước khi làm BT. Xem lại các BT thầy, cô đã chữa trên lớp.
  • Học các công thức phải viết ra giấy nháp, không nên học vẹt và học tủ.
  • Đọc trước SGK bài học mới trước khi lên lớp.
  • Đọc thêm sách tham khảo 

Tóm lại, để ôn tập toán lớp 4 chúng ta cần phải :

  • Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.
  • Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.
  • Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.
  • Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.
  • Phải học đều từ đầu năm chứ không nên đợi gần đến lúc thi mới học.

Rèn luyện kinh nghiệm làm bài:

  • Học lý thuyết: Học lý thuyết là bước đầu tiên cần làm để hiểu được cách giải quyết các bài toán. Bạn cần phải hiểu rõ các khái niệm cơ bản, các công thức và định lý để có thể áp dụng chúng vào giải các bài toán.
  • Giải bài tập: Sau khi đã hiểu được lý thuyết, hãy bắt đầu giải các bài tập liên quan đến lý thuyết đó. Bạn cần chú ý giải các bài tập khó trước, sau đó mới đến các bài tập dễ.
  • Làm việc theo từng bước: Khi giải bài tập, hãy làm việc theo từng bước. Bước đầu tiên là đọc đề bài một cách kỹ lưỡng để hiểu đề và xác định các thông tin cần thiết. Sau đó, hãy lập phương trình và giải nó, cuối cùng là kiểm tra lại kết quả.
  • Làm lại các bài toán sai: Nếu bạn giải sai một bài toán, hãy tìm ra lỗi của mình và làm lại bài toán đó. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn cách giải quyết các bài toán và tránh mắc phải các lỗi tương tự trong tương lai.
  • Tham gia lớp học thêm: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc học Toán, hãy tham gia vào các lớp học thêm để được giải đáp thắc mắc và củng cố kiến thức.
  • Sử dụng tài liệu học tập phù hợp: Hãy sử dụng tài liệu học tập phù hợp để ôn tập Toán, chẳng hạn như sách giáo khoa, sách tham khảo, đề thi mẫu, v.v.
  • Làm bài tập đề xuất: Hãy làm các bài tập đề xuất để kiểm tra kiến thức của mình và củng cố lại các kỹ năng giải quyết bài toán.

PHƯƠNG PHÁP ÔN TOÁN LỚP 11

Đối với các học sinh cần ôn tập toán lớp 11, khi có mong muốn học tốt hơn thì học sinh lại gặp phải một rào cản là không biết bắt đầu lại từ đâu. Vậy nên, ta cần phải tìm ra được lộ trình phù hợp với tình hình hiện tại của học sinh.

Xem thêm 4 dạng toán quan trọng giúp học sinh luyện thi toán lớp 9

HMT TỔ CHỨC LỚP HỌC THÊM TOÁN CHO HỌC SINH CẦN ÔN TOÁN

Qua những phân tích ở trên các bậc PHHS có thể thấy rằng việc lựa chọn lộ trình học phù hợp với năng lực hiện tại của học sinh + chương trình đang học trên lớp là rất quan trọng. Phải xây dựng chương trình làm sao để học sinh có cảm giác không phải học lại nhiều mà vẫn đảm bảo có thể theo được các nội dung đang học, chỉ có như thế mới rút ngắn được thời gian, đảm bảo được các bài kiểm tra trên lớp học chính. Khi học sinh cảm nhận được sự tiến bộ bằng việc hiểu bài trên lớp, làm được các bài kiểm tra với điểm số được cải thiện thì sẽ tạo cảm hứng học tập, dần dần lấy lại căn bản và sự tự tin trong việc học toán.

Để xây dựng được một lộ trình phù hợp đòi hỏi phải có hiểu biết về hệ thống kiến thức các phần được xây dựng qua các năm học, nên học gì và dành thời gian cho những nội dung nào. Trung tâm toán HMT có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm được phụ trách bởi thầy Phạm Duy Hòa sẽ đảm bảo xây dựng một lộ trình phù hợp cho học sinh bị mất gốc toán. Việc từ một học sinh mất gốc trở thành một học sinh yêu thích học toán là một quá trình phấn đấu của cả thầy và trò. 

Tại sao nên học toán tại HMT

Được sự tin tưởng của rất nhiều phụ huynh có con em theo học, Trung tâm luyện thi HMT luôn là địa chỉ học Toán tin cậy và yêu thích, thông qua việc khảo sát nhiều bạn từng là học sinh đã học tại đây, các bạn bày tỏ niềm yêu thích học môn toán vì những lý do thú vị sau đây.

1.Định hướng giảng dạy sát với chương trình thi, phù hợp với năng lực học sinh.

Lớp học giới hạn số lượng học sinh tối đa trong lớp học thêm toán dành cho học sinh mất gốc toán là 10 em nhằm đảm bảo chất lượng từng buổi học. Lớp học như vậy đảm bảo sự phân chia trình độ rõ ràng và luôn có sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Giáo viên và trợ giảng sao sát từng em trong quá trình học, giải đáp thắc mắc ngay tại lớp học, chuẩn hóa phương pháp làm bài cho từng học sinh từ hướng tư duy, làm bài không bỏ sót, không bị trừ điểm hình thành thói quen cẩn thận, có thể tự mình giải quyết được những bài tiếp theo.

Xem thêm Phương pháp học và ôn toán thi vào lớp 10 hiệu quả cho con

2.Đạt được những kết quả tuyệt vời từ sự nỗ lực nhỏ nhất

Sự tiến bộ là kết quả của sự cộng hưởng các yếu tố mà chúng tôi lồng ghép vào trong quá trình giảng dạy đó là phương pháp giảng dạy phù hợp, giáo trình phù hợp, truyền cảm hứng học tập, sự tự tin vào bản thân, sự động viên khích lệ từ gia đình, thầy cô. Việc chú ý đến từng chi tiết nhỏ để tạo ra sự ăn khớp cho cả lộ trình làm cơ sở tạo ra những kết quả ngoài mong đợi.

3.Nuôi dưỡng tinh thần tự học

Việc giúp học sinh hình thành thói quen tự học là một điều quan trọng. HMT coi giá trị cốt lõi của phương pháp giảng dạy là giúp học sinh có tư duy tự học, học không cần ai đốc thúc, biến việc học trở thành một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này không những giúp ích học sinh trong học tập mà còn giúp ích cho học sinh tự chủ trong cuộc sống sau này, thói quen tự tìm tòi học hỏi sẽ góp phần giúp học sinh trở thành những người năng động tiên phong trong các lĩnh vực mình theo đuổi.

4.Học vượt trình độ lớp, trình độ trường 

Do sự cá nhân hóa khả năng của người học triệt để, HMT giúp những em có sẵn tiềm năng có thể học vượt cấp. Đối với thầy việc rèn luyện để việc một học sinh lớp 8 hoàn thành được đề thi tuyển sinh vào 10 hay học sinh lớp 11 hoàn thành được đề thi tốt nghiệp THPT của học sinh lớp 12 là một điều không khó.

Đối với những học sinh lực học đang còn kém, học sinh sẽ khởi đầu với các nội dung thấp hơn trình độ ở lớp hiện tại, học những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu. Với sự khởi đầu nhẹ nhàng sẽ tạo cảm hứng và sự tự tin làm nền tảng bắt kịp với kiến thức lớp, trường.

5. Giảng dạy bằng niềm đam mê

Lớp học toán tại HMT không có những phương pháp thần thánh làm học sinh học giỏi sau một ngày – Mà đơn giản HMT và đội ngũ giáo viên sẽ dành nhiều thời gian, tâm huyết cho học sinh. Chắc chắn rằng muốn giỏi cái gì thì đơn giản phải dành nhiều thời gian cho cái đấy, thời gian là thước đo giá trị tốt nhất. 

QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HMT

  • Hẹn gặp và kiểm tra trình độ.
  • Đánh giá học viên dựa vào bài kiểm tra và thông tin quá trình học.
  • Xếp lớp – phân loại theo trình độ và lịch trống của học viên.
  • Kèm riêng – nếu trình độ kém: có trợ giảng và thầy hỗ trợ kèm để lên trình độ.
  • Ghép lớp – học cùng lớp lớn tăng tính ganh đua cạnh tranh và không khí học tập tốt hơn.
  • Phân công nhiệm vụ và hỗ trợ học viên, kèm cặp học viên khi về nhà: một trợ giảng sẽ hỗ trợ tối đa mười học viên. Trợ giảng sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc học sinh và gửi thầy những vấn đề còn yếu kém của học sinh.
  • Đánh giá, kiểm tra sự tiến bộ của học viên hàng tuần, làm minitest  và hàng tháng làm fulltest . Và cho thêm bài tập phần yếu kém.
  • Đánh giá học viên sau từng tháng.
  • Nhận góp ý của phụ huynh và học sinh để điều chỉnh lộ trình học.