Cha mẹ cần làm gì để giúp con cải thiện điểm số sau kì thi học kì I?
10/07/2024
Chia sẻ
Kì thi học kì I kết thúc khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng khi phát hiện con có nhiều “lỗ hổng” kiến thức dẫn đến kết quả không như mong muốn. Vậy phụ huynh cần làm gì để giúp con cải thiện tình hình học tập để chuẩn bị cho kì thi cuối học kì sắp tới? Dưới đây là một số phương pháp cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng trong quá trình đồng hành cùng con để giúp con nâng cao tinh thần tự học và cải thiện năng lực học tập.
Tìm nguyên nhân dẫn tới kết quả kém
Theo cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Phó hiệu trưởng trường THCS Trung Tú (Hà Nội), việc kết quả thi của con kém có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: mệt, ốm,… lúc làm bài; học không kỹ bài, chủ quan; hiểu bài chưa kỹ; mải chơi, chán học;… Phụ huynh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và hỏi con bằng một thái độ thông cảm, thể hiện thiện chí muốn giúp con sửa sai chứ không nên vội vàng “phủ đầu” trẻ bằng một loạt những phán xét, kết tội. Tuổi dậy thì đặc biệt nhạy cảm, đôi khi những hành động và lời nói của phụ huynh lúc giận dữ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ.
Cha mẹ hãy giúp con tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả kém trong thời gian vừa qua
Bên cạnh đó, phụ huynh nên tập nghĩ suy nghĩ tích cực về việc con bị điểm kém, bởi đôi khi điểm kém giúp đánh giá đúng lực học của con, là hồi chuông cảnh báo cha mẹ và con cái cần phải quan tâm đầu tư cho việc học nhiều hơn.
Cùng con thiết lập thời gian biểu hợp lí
Để giúp con cải thiện tình hình, cha mẹ nên đồng hành và theo sát con trong suốt quá trình học của nửa học kì tiếp theo, bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch. Cô Thuý Ngọc cũng đưa ra 5 lưu ý cho cha mẹ khi xây dựng chương trình học phù hợp với con, cụ thể:
Bước 1: Tìm hiểu con cần xem con phải học những môn gì? Học bài và làm bài ở đâu?
Bước 2: Thiết lập thời gian biểu học tập, làm việc, giải trí theo sinh hoạt của gia đình cho phù hợp.
Bước 3: Chọn bài học, môn học, định lượng cả số lượng bài, cả môn học và thời gian cho con.
Bước 4: Thực hiện thử và sửa đổi bổ sung.
Bước 5: Hoàn thiện và thực hiện theo sát kế hoạch.
Ví dụ điển hình cho một thời khoá biểu khoa học
Với học sinh ở các lứa tuổi khác nhau, phương pháp học tập cũng cần thay đổi theo. Học sinh đầu cấp II phải được kiểm tra thường xuyên và yêu cầu cao hơn sau mỗi lần kiểm tra. Còn học sinh cuối cấp lại cần mục tiêu, lộ trình học tập rõ ràng và phù hợp với lực học. Phụ huynh nên nắm rõ những điều này để theo sát và điều chỉnh kế hoạch theo từng giai đoạn cụ thể.
Nhắc nhở con tập trung vào bài giảng trên lớp
Quá trình tiếp thu kiến thức có thể qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó việc nghe giảng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, cô Ngọc đưa ra lời khuyên đến các bậc phụ huynh rằng, nếu muốn con bắt nhịp với chương trình học mới, phụ huynh cần nhắc nhở con tập trung nghe giảng trên lớp, tuyệt đối không nói chuyện hay làm việc riêng.
Thầy cô bằng kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm sẽ truyền đạt cho học sinh kiến thức trọng tâm và bổ ích nhất, nhiều kiến thức mở rộng không có trong sách giáo khoa. Chính bởi vậy, nếu không nghe giảng thì học sinh khó có thể hiểu bài trọn vẹn, lâu dần sẽ mất gốc kiến thức trầm trọng, ảnh hưởng đến điểm số cũng như thành tích học tập.
Học online là một phương pháp tự học được cô Ngọc khuyến khích