Phương pháp ôn thi đại học môn toán cho người mất gốc
10/07/2024
Chia sẻ
Lớp 12 là thời điểm cận kề kỳ thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, những học sinh mất gốc môn toán vẫn chưa biết làm thế nào để ôn thi đại học môn toán đạt được mục tiêu. Trong bài viết dưới đây, trung tâm HMT sẽ cung cấp cách ôn thi đại học môn toán dành cho học sinh mất gốc được nhiều người học áp dụng và đã thành công.
Phương hướng ôn thi đại học môn toán cho người mất gốc
Ôn tập từ kiến thức cơ bản
Trong quá trình học sinh mất gốc môn toán ôn tập, việc bắt đầu từ những kiến thức cơ bản rất quan trọng. Một phần vì hiện nay trong đề thi đã bắt đầu có phần lý thuyết, một phần nếu không học lý thuyết thì cũng sẽ không làm được bài tập. Thậm chí, quỹ điểm trong đề thi đại học cho những câu lý thuyết không nhỏ.
Khi bắt đầu học, đừng vội sưu tầm những bài toán trong đề thi hay bất kỳ ở đâu, học sinh cần làm từ những bài tập trong sách giáo khoa một cách thật thuần thục. Chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản, học sinh đã có thể có được 7 điểm toán trong tay. Sau đó, cần tìm thêm các bài toán gần giống với chuyên đề mình vừa ôn tập để luyện thêm.
- Phương pháp học toán lớp 9 cho người mất gốc hiệu quả
- Mất gốc toán hình lớp 9 phải học như thế nào?
- Phương pháp giúp học sinh chữa mất gốc Toán 11
Ôn tập từ những dạng bài dễ đến khó trong đề thi
Đầu tiên, học sinh cần xem xét đề minh họa thật kỹ, Học sinh thông qua đề thi minh họa cần nắm chắc được các dạng bài sẽ có trong đề thi. Sau đó, xác định chuyên đề dễ trong bài thi đại học.
Đối với các bài dạng vận dụng và vận dụng cao nên để học sau, học sinh cần học chắc các bài dễ. Những dạng bài khó trong đề thi là: phương trình, bất phương trình, hình Oxyz… Xây dựng mục tiêu và phương pháp học tập riêng cho mình.
Lớp 12 bắt đầu có cho mình các bài thi thử tại trường, học sinh cần làm bài một cách thật nghiêm túc và xem nó như một lần tập duyệt cho thi đại học. Thông qua những lần như thế, chúng ta có thể biết được năng lực học của mình ở đâu và mình đang yếu kém chỗ nào. Từ đó đặt cho mình một mục tiêu phù hợp mà mình có thể cố gắng được. Mục tiêu này cần phù hợp với năng lực bản thân, nhưng cũng cần những mục tiêu an toàn với mức điểm không quá cao.
Sau khi có cho mình được đích đến thích hợp, hãy xây dựng phương pháp học tập cho bản thân. Ví dụ như:
- Học bắt đầu từ chuyên đề nào? Mỗi chuyên đề học bao lâu?
- Một ngày dành bao nhiêu thời gian để học? Bắt đầu và kết thúc lúc mấy giờ?
- Trong quá trình học tham khảo tài liệu ở đâu?
- ….
Thay đổi cách tư duy
Vài năm trở lại đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng hình thức khác với trước đó là thi trắc nghiệm. Do đó, cách tư duy và trình bày của học sinh cũng cần phải thay đổi. Những năm trước, một bài toán khi được giải ra phải đầy đủ trình tự, từng bước. Hiện nay với cách thi này chỉ cần quan tâm đến kết quả chính xác.
Học sinh cần phải học cách làm thế nào để giải được bài toán nhanh, tiết kiệm thời gian nhất. Khi bắt đầu ôn tập không cần phải làm bài giải quá dài dòng, chỉ viết những bước cần thiết. Điều này giúp học sinh mất gốc môn toán khi đi thi có thể áp dụng cách làm như lâu nay vẫn học, không cần phải tự thu gọn các bước giải.
Tham khảo các khóa học
Hiện nay, ngoài cách tự ôn tập, học sinh có thể tham gia vào các khóa học. Lợi ích của việc này là giúp những học sinh mất gốc môn toán tìm được những người có thể hướng dẫn mình cách học tỉ mỉ, hiệu quả và hỗ trợ khi cần. Bên cạnh đó, việc được học cùng những người có chung trình độ và mục tiêu cũng giúp bản thân tự tin và thoải mái hơn. Học sinh cũng cần tìm một giáo viên giỏi và phù hợp.
Người dạy phải khơi gợi được niềm đam mê, trí tưởng tượng đối với mỗi học sinh khi học toán. Các ví dụ thực tiễn sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề thay cho việc phải tưởng tượng nó. Việc giảng dạy hiện nay ở các trường học đang mang tính chất hình thức, khô khan. Cách tiếp cận vấn đề chưa thích hợp dẫn đến việc người học phải tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, chưa đem lại hiệu quả cao.
Việc dạy học sáng tạo giúp học sinh biến những thứ trừu tượng trở nên gần gũi hơn đối với học sinh. Việc tìm kiếm được người dạy học có phương pháp dạy tốt rất cần thiết, nhất là đối với những người kém về toán hay những học sinh bị mất gốc. Giáo viên cần đưa ra được chương trình dạy dành riêng cho người đang cần tìm lại gốc. Với lượng kiến thức đưa ra vừa phải, dễ hiểu, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đấy sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tiếp nhận.
Chính bởi những lý do nêu trên, học viên và phụ huynh nên tìm hiểu các trung tâm giáo dục phù hợp để gửi gắm nhằm tìm lại gốc môn toán. Hiểu được phần nào những lo lắng của học sinh và phụ huynh, thầy Hòa đã mở ra lớp dạy thêm môn toán để giúp các em học sinh có thể học tập tốt hơn. Với các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc dạy kèm môn Toán tại khu vực Hà Nội, thầy đã giúp cho nhiều học sinh xóa bỏ nỗi lo lắng về môn toán, đặc biệt HMT có giáo án riêng dành cho các em học sinh yếu kém, mất gốc môn toán . Thầy được nhiều thế hệ học sinh yêu quý bởi tính cách năng động, thân thiện và phong cách giảng dạy: nhiệt tình, khoa học, dễ hiểu.
LỚP ÔN TẬP sẽ giúp HỌC SINH:
✔ Luyện mọi dạng bài có thể gặp trong đề thi.
✔ Nắm chắc phương pháp và kĩ năng làm bài hiệu quả thông qua hệ thống đề thi bám sát phạm vi kiến thức, cấu trúc và độ khó của đề.
✔ Tránh các lỗi sai thường gặp, các “bẫy” trong đề.
Thời gian không còn nhiều, đừng trì hoãn việc ôn tập lấy lại gốc! Nhanh chóng tập trung ôn thi cấp tốc để chạm tay vào tấm vé ngôi trường mơ ước.
Phương pháp làm bài môn toán thi đại học cho học sinh mất gốc
Sử dụng máy tính để tiết kiệm thời gian
Hiện nay, để tiết kiệm thời gian cho học sinh làm bài thi trắc nghiệm, các hãng máy tính đã cho ra đời các chức năng có thể giúp tính toán nhanh. Ví dụ như: hàm số, logarit, nguyên hàm, phương trình, số phức…
Tuy rằng không phải tất cả các câu trong đề thi đều có thể giải được bằng máy tính, tuy nhiên để tối ưu hóa thời gian làm bài, những câu nào có thể sử dụng được hãy dùng. Thời gian còn lại để dành làm các câu khó hơn.
Thời gian cho bài thi THPT Quốc gia môn toán là 90 phút với 50 câu. Trung bình một câu giải trong vòng tối đa bao nhiêu 1.8 phút. Thời gian này đối với các bài ở mức vận dụng và vận dụng cao là không đủ, chính vì thế đối với các câu dễ và bấm được máy tính phải làm nhanh hơn dành thời gian cho các câu khó.
Làm bài thi theo thứ tự từ dễ đến khó
Trong đề thi THPT Quốc gia môn toán, thứ tự các câu được sắp xếp từ dễ đến khó. Dựa vào mục tiêu về điểm số mà mình mong muốn, hãy cố gắng làm đúng số câu để đạt được điểm đó. Thông thường, 35 câu đầu sẽ là những câu dễ để lấy điểm nhất. Chính vì thế, cần làm nhanh và đảm bảo được độ chính xác. Các câu sau sẽ ở mức độ khó hơn, cần nhiều thời gian hơn. Do đó, những học sinh mong đạt được 9 – 10 điểm sẽ phải nắm được kiến thức chắc hơn, tiết kiệm thời gian ở những câu dễ nhưng vẫn phải chắc chắn đúng.
Các lưu ý khi làm bài thi đại học môn toán dành cho học sinh mất gốc
- Sau khi nhận được đề, hãy đọc lướt qua một lượt và tính toán thời gian làm bài hợp lý cho từng dạng toán.
- Làm đến câu nào phải chắc câu đấy, cố gắng lấy được điểm trọn vẹn các câu dễ.
- Bài thi THPT Quốc gia môn toán bắt buộc phải tô đáp án bằng bút chì.Tuy nhiên, hãy chú ý tẩy sạch khi sai bởi vì bài thi sẽ do máy chấm, nếu không xóa hết, máy sẽ mặc định câu đó lựa chọn hai đáp án và không chấm điểm.
- Sau khi làm xong tất cả các bài mình đã được ôn luyện, đối với các câu không biết cách làm hãy dùng phương pháp loại trừ để khoanh bừa sao cho không được để trống bất kỳ đáp án nào.
- Trước khi đến giờ nộp bài, hãy soát lại bài thi một cách cẩn thận.
Trên đây là gợi ý phương pháp ôn thi đại học môn toán cho người mất gốc mà Hòa Ma Toán đưa ra gợi ý cho bạn, bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho kì thi sắp tới.